Hiện nay, sâm Ngọc Linh là một cái tên khá phổ biến trong làng thảo dược Việt Nam, không những vậy nó còn là một loài sâm quý trên thế giới. Sở dĩ sâm Ngọc Linh có được vị trí như vậy là bởi những tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh nan y nguy hiểm. Một trong những căn bệnh như thế là các bệnh về tim mạch. Sâm Ngọc Linh giúp bảo vệ tim mạch hữu hiệu bằng cách làm giảm cholesterol, mỡ máu, và tăng cường lưu thông máu. Trong bài viết hôm nay, ta sẽ cùng tìm hiểu về sâm Ngọc Linh có tác dụng gì đối với các bệnh tim mạch là như thế nào nhé!
Nội dung
Tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch (thống kê năm 2016)
- Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Số người chết hàng năm do bệnh tim mạch cao hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác. Ước tính có 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch trong năm 2016. Trong số này, 85% là do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Tại Việt Nam, các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 31% tổng số ca tử vong. Theo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm STEPS năm 2015; Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18-69 tuổi là 18,9%. Tuy nhiên chỉ có 13,6% bệnh nhân tăng huyết áp được báo cáo là được quản lý tại một cơ sở y tế.
Định nghĩa các bệnh về tim mạch
Bệnh tim không có, hoặc có rất ít triệu chứng hay biểu hiện cụ thể, bệnh tiến triển thầm lặng và khó nhận biết. Vì vậy, phần lớn người bệnh không biết mình đang mang bệnh, do đó không có biện pháp điều trị kịp thời mà thường để bệnh biến chứng nặng dẫn đến tử vong đột ngột.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Và không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
Dấu hiệu bệnh lý về tim mạch
Những dấu hiệu chính như sau:
- Đau thắt ngực là một triệu chứng dễ nhận ra của bệnh tim mạch
- Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
- Khó thở: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống. Hoặc thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
Dấu hiệu khác:
Ngoài những triệu chứng rõ ràng trên, đôi khi chúng vẫn có thể nhầm lẫn với một số sức khoẻ khác. Do đó, bạn nên cẩn trọng cả những dấu hiệu sau.
- Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
- Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
- Đi tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
- Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
10 nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch
- Mỡ máu cao(lipit cao): Lipid cao là một yếu tố quan trọng đưa đến bệnh tim mạch. Các cholesterol này tuy không thể thiếu được cho nhu cầu của cơ thể, nhưng rất nguy hại khi dư thừa quá nhiều trong máu. Nguyên nhân chủ yếu là do rượu bia thuốc lá không kiểm soát.
- Huyết áp không ổn định: Cũng gây nguy hiểm đáng kể cho tim mạch và là thủ phạm hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Các chuyên gia cho rằng huyết áp cao hay thấp đều có thể gây ra các bệnh về tim mạch.
- Đái tháo đường: Người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 3 lần người bình thường. Tắc các mạch máu và đường huyết tăng cao cũng gây tổn thương cơ tim và làm nhịp tim không đều, gây ra các bệnh về cơ tim, xơ vữa động mạch.
- Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
- Yếu tố di truyền (trong gia đình đã có người mắc bệnh tim).
- Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
- Tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân mang tính hành vi:
- Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
- Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol. Sử dụng rượu-bia ở mức độ nguy hại.
- Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao. Thừa cân, béo phì.
Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ mang tính hành vi. Và bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch.
Phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
- Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
- Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
- Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
- Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.
Người bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì?
Theo đông y, Tim nuôi huyết mạch và những thực phẩm có vị đắng thì tốt cho tim. Nhưng đắng chia làm hai loại là đắng nhiệt và đắng hàn. Những người huyết áp thấp thì không ăn vị đắng hàn vì sẽ gây tụt huyết áp (mướp đắng, linh chi, giảo cổ lam…).
Nên ăn:
- Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ. Các loại đậu rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.
- Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng.
- Hoa quả: Chuối, cam, quýt, dưa đỏ.
- Nên ăn cá, các loại nấm.
- Ngoài ra cần kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn.
Kiêng ăn:
- Các loại thực phẩm giàu natri.
- Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
- Thức uống có ga, chứa chất kích thích.
Hoạt động thể lực ở bệnh nhân tim mạch
- Cần khám Bác sĩ để hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp.
- Khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để cơ xương khớp, hệ tuần hoàn, hô hấp thích nghi với nhịp độ vận động.
- Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng. Như: đi bộ, chạy chậm, bơi, bóng bàn, cầu lông hoặc khí công, yoga.
- Với những người thể trạng yếu có thể tập luyện vài phút thì tạm nghỉ, lặp lại như thế trong tổng thời gian 30 – 40 phút cho một lần luyện tập.
- Duy trì đều đặn và tránh tập luyện quá sức.
Các bệnh tim mạch thường gặp
Viêm cơ tim:
- Bệnh cơ tim là bệnh lý xảy ra khi cơ tim suy yếu, không thể bơm đủ máu cung cấp cho cơ thể. Viêm cơ tim có thể xảy ra ở những người khoẻ mạnh trước đó không hề bị bệnh tim và gây ra tình trạng đột tử.
- Khi cơ thể mệt mỏi các loại siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, do sự tăng quá nhiều của hoóc-môn tuyến giáp… tình trạng viêm cơ tim có thể đưa đến suy tim và bệnh nhân bị tử vong nếu không phát hiện ra và không được điều trị.
- Những người bị bệnh cơ tim ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu và triệu chứng. Khi tình trạng tiến triển nặng, dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện bao gồm: khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực, sưng chân, huyết áp cao, chóng mặt…
- Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng. Khi mệt, khó thở cần kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức…
Tai biến mạch máu não:
- Triệu chứng điển hình của bệnh là các cơn đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu, hôn mê. Cách phòng ngừa bệnh là phát hiện sớm và điều trị kịp thời cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não… Và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho bệnh nhân tử vong trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ.
- Người bị cao huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 3-4 lần. Việc tăng áp lực máu lên thành mạch gây giãn, tổn thương thành mạch. Khi đó, tiểu cầu, các sợi fibrin sẽ được chuyển tới để làm lành vết thương, tạo ra cục máu đông. Cục máu đông di chuyển đến gần não gây tắc nghẽn, nhồi máu não.
- Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa trong động mạch khiến các mạch máu bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu. Khi các mảng xơ vữa bong ra sẽ hình thành các cục máu đông.
Bệnh tim bẩm sinh:
- Bệnh tim bẩm sinh là bệnh về tim hay gặp nhất ở Việt Nam. Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng. Việc bệnh này phát sinh hay không hoàn toàn nằm ở bố mẹ, 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ không được tiếp xúc với các chất hoá học độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi…khi sử dụng thuốc, cần có chỉ dẫn của bác sĩ..
- Bệnh tim bẩm sinh thường xảy ra trong thời kỳ bào thai. Theo thống kê, có 1 – 2% em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh như ống động mạch, hoán vị đại động mạch…Đây là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời.
- Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ thường là hiện tượng khó thở, tím tái, suy dinh dưỡng nặng, viêm phổi. Một số trường hợp, trẻ không có biểu hiện gì do bệnh không nặng và chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh mạch vành
- Bệnh động mạch vành là tình trạng tích tụ những mảng xơ vữa hoặc Cholesterol lên thành động mạch khiến lòng động mạch bị hẹp, giảm khả năng lưu thông máu, hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trên cơ thể. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian làm cho tim suy yếu dần.
- Triệu chứng của bệnh khá mơ hồ, chỉ có cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực bên trái khi xúc động, làm việc quá sức. Một số trường hợp có thể kèm theo cao huyết áp, đau đầu, chóng mắt, khó thở.
- Bệnh là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất với người cao tuổi bởi có thể gây nhồi máu cơ tim, nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao mỗi ngày và tầm soát bệnh theo định kỳ.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
- Bệnh Buerger (viêm 3 lớp thành động mạch): xuất hiện ở người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), người nghiện thuốc lá nặng, bệnh kéo dài nhiều năm, 95% phải đoạn chi.
- Viêm, tắc động mạch do xơ vữa động mạch: xảy ra ở người cao huyết áp, rối loạn chuyển mỡ máu.
Bệnh van tim hậu thấp
- Bệnh van tim hậu thấp là một bệnh tự miễn, do vi trùng Strepcoccus beta Hemolytique gây ra. Khi nhiễm bệnh, cơ thể tạo ra các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, Strepcoccus beta Hemolytique có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim nên kháng thể cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim, gây sưng, hẹp hở van tim do biến dạng, suy tim.
- Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, sau tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn mà không được điều trị kịp thời. Bệnh thường phát triển âm thầm với một số triệu chứng như: viêm đa khớp, viêm tim, nốt dưới da, hồng ban vòng, sốt, đau khớp…Điều trị bệnh khá phức tạp và tốn kém bằng cách sử dụng kháng sinh để loại bỏ liên cầu.
Phình động mạch chủ bóc tách (động mạch chủ ngực)
- Phình động mạch chủ bóc tách là tình trạng động mạch chủ cung cấp máu cho cơ thể bị yếu và phình ra ở một vị trí nào đó, dẫn đến bị rách. Vết rách thành động mạch chủ gây chảy máu ồ ạt, khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
- Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tăng huyết áp, bệnh lý động mạch chủ như xơ vữa động mạch, tuổi cao hoặc chấn thương có nguy cơ phát triển phình động mạch chủ ngực. Phình động mạch chủ bóc tách có nguy cơ tử vong cao, lên tới 95% dù ở giai đoạn đầu.
Chuẩn đoán và điều trị bệnh
Chuẩn đoán
- Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
- Điện tâm đồ (ECG).
- Máy theo dõi Holter.
- Siêu âm tim – Doppler tim.
- Đặt ống thông tim.
- Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).
Điều trị
- Sử dụng thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt: kết hợp với một số loại thuốc điều trị thì người bệnh cần tuân thủ lối sống, chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, tránh xa thuốc lá và rượu bia.
- Kỹ thuật y tế, phẫu thuật tim: Khi thuốc không điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bệnh nhân làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Tùy tình trạng bệnh mà có các loại phẫu thuật phù hợp.
Phần lớn, những bệnh về tim mạch đều có mức độ nguy hiểm cao, tuy nhiên nếu chúng ta chủ động ngăn ngừa, phát hiện từ sớm, bệnh lý tim mạch vẫn có thể được kiểm soát.
Tại sao bạn nên quan tâm tới sức khoẻ tim mạch?
Các bệnh lý về tim mạch rất nguy hiểm tới tính mạng con người. Bệnh tim không chừa bất kì ai, có thể bạn cũng đang mắc bệnh về tim mạch mà không hay biết gì. Tuy nhiên khả năng này rất ít, bệnh tim thường có xu thế ở người cao tuổi hơn. Bất kì căng thẳng, stress nào cũng có thể ngây ra đau tim, các bệnh lý về tim. Theo thống kê của bộ y tế Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người chết vì bệnh tim mạch, trong số đó nhiều khi chưa tới 20 tuổi. Bất kì cú sốc lớn nào đến với người có bệnh tim thì nguy cơ tử vong rất cao. Vậy nên chúng ta cần phòng ngừa, chăm sóc cho trái tim của bạn, lựa chọn tuyệt vời nhất để bồi bổ tim mạch là sâm Ngọc Linh.
Đọc thêm các bài viết về Tác dụng sâm Ngọc Linh:
Khắc tinh bệnh ung thư – Sâm Ngọc Linh
Chống trầm cảm nhờ sâm Ngọc Linh
Tăng cường sinh lý phái mạnh sau 4 tuần sử dụng
Bảo vệ sức khoẻ tim mạch nhờ sâm Ngọc Linh
Bệnh tim mạch được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”, có thể giết người mà không có triệu chứng rõ ràng nào. Sâm Ngọc Linh được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Vậy sâm Ngọc Linh có tác dụng gì tới sức khoẻ tim mạch?
Theo các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch mà còn làm giảm tác động của các nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Các hoạt chất trong sâm có tới 52 loại sapoin, trong đó có chất ginsenosides. Chất này có thể ức chế sản suất ROS, kích thích cơ thể sản suất NO, tăng lưu thông máu, giãn mạch và ổn định lipid trong cơ thể.
- Sâm ngọc linh làm tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn, kích thích việc sản xuất hồng cầu và khả năng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể. Nhờ đó máu được lưu thông tốt hơn.
- Giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự kết hợp với chất béo và canxi trong máu hình thành nên các mảng bám, làm tan cục máu đông, do đó cũng làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, cao huyết áp và các bệnh về động mạch ngoại biên.
- Sâm Ngọc Linh làm giảm nguy cơ mỡ máu do có tác dụng làm giảm lượng lipit trong máu và hỗ trợ ngăn ngừa điều trị bệnh tiểu đường, những nguyên nhân rất gần dẫn đến bệnh tim mạch(1).
- Sử dụng sâm Ngọc Linh còn giúp ổn định huyết áp, giúp khôi phục huyết áp đến mức bình thường (2).
Lưu ý khi sử dụng sâm Ngọc Linh
- Theo các kết quả nghiên cứu khoa học thì công dụng của Sâm Ngọc Linh có thể sử dụng dài ngày và không có độc tính. Các tác dụng phụ của SNL cũng chưa được phát hiện nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng liên tục để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên:
- Phụ nữ đang mang thai không được ăn vì sẽ gây co bóp tử cung dẫn đến sinh non.
- Trẻ dưới 15 tuổi không nên sử dụng để tránh dậy thì sớm. Trẻ thấp còi suy sinh dưỡng nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng trước khi dùng.
- Ung thư giai đoạn cuối có thể sử dụng sâm Ngọc Linh tươi 35-40g/ngày hoặc 10g khô/ngày để giảm đau. Hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau thông thường, kể cả nhóm opiat. Khi dùng sâm, không cần phải dùng morphine nữa và giúp sức khoẻ cải thiện lên rất nhiều.
- Người bị cao huyết áp khi sử dụng sâm Ngọc Linh có thể làm tăng huyết áp. Khi ấy bạn giảm liều lượng hoặc giãn cách thời gian dùng để đạt hiệu quả cao nhất mà không ảnh hưởng tới huyết áp.
- Các bạn nên dùng sâm vào sáng sớm để cơ thể hấp thụ được tốt nhất.
- Từ xưa đến giờ, sách đông y vẫn viết đau bụng mà dùng nhân sâm thì tắc tử. Nhưng người đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh vẫn sử dụng sâm Ngọc Linh để chữa đau bụng. Có lẽ do có nhiều saponin quý mà các nhân sâm khác không có nên công dụng của sâm Ngọc Linh cũng đa dạng hơn.
Đặt hàng trực tiếp
Hotline 1: 0935 690 890
Hotline 2: 0365 690 890
Fanpage: Sâm Tuấn Hằng
Youtube: Sâm Tuấn Hằng