SÂM NGỌC LINH RỪNG là những cây sâm Ngọc Linh mọc hoang dã trên đỉnh núi Ngọc Linh. Không chịu sự can thiệp, tác động của con người vào quá trình sinh trưởng, phát triển và môi trường sống.
Sâm Ngọc Linh rừng 80gr hơn 30 tuổi.
Phân bố của cây sâm Ngọc Linh rừng
Sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1200m trở lên tại khối núi Ngọc Linh. (Núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp). Củ sâm có thể nằm ở khe đá, dưới lớp thảm mục, thậm chí trong hốc cây và trên cành cây. Địa hình phân bố đa dạng nên sâm rừng cũng có hình dáng phong phú và đẹp mắt.
Người dân tìm thấy sâm ngọc linh rừng tại các xã Mường Hoong, Ngọc Linh huyện Đăk Glei, xã Măng Ri, Tê xăng, Ngọc Lây, Văn Xuôi, Ngọc Yêu huyện Tu Mơ Rong tỉnh Kontum. Còn ở tỉnh Quảng Nam thì có xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang huyện Nam Trà My.
Đặc điểm hình thái của Sâm Ngọc Linh rừng
Là một loại cây thân thảo sinh trưởng khá chậm, có thể sống đến cả trăm năm tuổi.
Củ sâm gồm ba phần: thân rễ (có mắt dạng đốt trúc), rễ củ (trứng) và rễ con. Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1–3 cm. Những củ sâm già này rất cứng, nếu có bị gãy bạn dùng tăm đâm qua cũng khó. Thời điểm tháng 4 hàng năm, sau khi bà con đốt rẫy, mưa nhiều củ sâm dễ bị thối. Nên nhiều khi bạn thấy củ sâm chỉ có 1 nửa. Rễ củ của sâm rừng rất bé hoặc không có và cũng ít rễ con.
Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, cao 40-100cm. Thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm.
Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12–15 cm, rộng 3–4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
Cây 4-5 năm tuổi bắt đầu có hoa màu vàng nhạt. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi cây trung bình có từ 30-50 quả.
Cách xác định tuổi sâm Ngọc Linh rừng
Vào đầu tháng 1 hàng năm, củ sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông. Thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Trong 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá (thi thoảng cũng có cây rụng, nhưng thân khí bé quá chưa để lại sẹo) nên sau 3 năm trên củ sâm mới xuất hiện mắt đầu tiên.
Tại sao sâm Ngọc Linh rừng lại đắt
Những củ sâm càng già thì hàm lượng dược chất càng cao, càng quý. Với củ ngoài 20 năm, hàm lượng saponin có khi lên tới gần 30%.
Vừa đẹp mắt, vừa chất lượng nên sâm rừng luôn được giới sưu tầm săn lùng ráo riết. Chính vì vậy sâm rừng hiện ngày càng hiếm và giá thành cũng cao gấp 1,5 đến 3 lần củ sâm trồng. Những củ vừa to, vừa già dáng thế đẹp có thể tới cả tỷ đồng một củ.
Và sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống và hỗ trợ điểu trị nhiều bệnh mãn tính, hiểm nghèo. ( Xem: Công dụng của sâm Ngọc Linh với bệnh ung thư )
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.