Tổng quan về Khổ Qua rừng (Mướp đắng rừng)

5/5 - (1 bình chọn)

Khác với khổ qua trồng tại nhà, khổ qua rừng là loại cây mọc dại nên thường có dược tính cao hơn. Thảo dược này được xem là vị thuốc quý giúp điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, huyết áp,… Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nhiều tác dụng phụ mà ít ai biết đến. Vì vậy trước khi có ý định sử dụng khổ qua rừng, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Nội dung

Khổ qua rừng là gì?

Khổ qua rừng hay còn được gọi là mướp đắng rừng, cẩm lệ chi,… Loài cây này có tên khoa học là: Momordica charantia và tên tiếng anh là: Wild bitter melon, wild bitter gourd, wild bitter squash. Theo các nhà khoa học khổ qua rừng là thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người vừa là thảo dược quý hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị các bệnh liên quan. Đặc biệt là trong việc phòng chống ung thư và trị bệnh tiểu đường.

Loài cây này chủ yếu sinh sống trong rừng sâu hoặc trên núi cao, môi trường sống tự nhiên không phân bón, không hóa chất nên là thực phẩm lành tính, an toàn và có độ dược tính mạnh hơn gấp nhiều lần so với loài khổ qua trồng tại nhà.

Đặc điểm nhận dạng khổ qua rừng

  • Dây khổ qua rừng:
    Thuộc họ nhà bầu bí nên khổ qua rừng cũng thuộc dạng dây leo, thân thảo có tua quấn, dài khoảng 2-3 mét.
    Loài cây này có chu kỳ sống theo mùa, chúng chủ yếu sinh trường và phát triển trong vòng từ 5- 6 tháng rồi tự lụi tàn.
  • Lá khổ qua rừng:
    Mọc so le, chiều dài khoảng 5-10cm, rộng từ 4-8cm.
    Phiến lá hình trứng thường chia làm 5-7 thùy và có răng cưa ở các mép lá.
    Mặt trên có gân và lông ngắn, màu xanh đậm hơn so với mặt dưới.
  • Hoa khổ qua rừng:
    Cánh hoa màu vàng đậm.
    Hoa đực và hoa cái mọc tách nhau ở nách lá.
  • Trái khổ qua rừng:
    Hình thoi, bề ngoài sần sùi có nhiều u lồi.
    Dài từ 8 đến 10 cm.
    Khi bé quả có màu xanh, chín thì chuyển màu vàng hồng.
    Khi chín quả khổ qua rừng chuyển từ màu xanh sang vàng óng
    Khi chín quả khổ qua rừng chuyển từ màu xanh sang vàng cam
    Nhìn chung, khổ qua rừng có hình dáng bên ngoài khá giống với khổ qua trồng tại nhà. Tuy nhiên thân, lá, và quả của loài cây này thường nhỏ, có gai hơi nhọn và đắng hơn rất nhiều.

Khu vực phân bố phân bố khổ qua rừng

Theo các tài liệu cổ ghi chép, khổ qua rừng vốn có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới ở Châu Á và Châu Phi. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia,…
Tại Việt Nam khổ qua rừng được tìm thấy ở chủ yếu ở các đồi núi phía Nam.

Bộ phận thu hái & Chế biến

Tuy là thảo dược quý và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu không biết thu hoạch, chế biến và bảo quản đúng cách có thể khiến dược tính trong thảo dược không còn nguyên vẹn, ảnh hưởng đến quá trình và kết quả điều trị bệnh. Vì vậy khi thực hiện những thao tác trên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bộ phận thu hái: Tất cả các bộ phận như thân khổ qua rừng, lá khổ qua rừng, quả khổ qua rừng đều có thu hái để sử dụng làm món ăn và các vị thuốc chữa bệnh.
  • Thời điểm thu hái: Bạn có thể thu hoạch loài cây này vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
  • Cách sơ chế: Sau khi thu hái bạn nên rửa sạch các bộ phận của khổ qua rừng sau đó đem đi sơ chế. Ngoài cách dùng tươi, dùng trực tiếp thì bạn có thể thái nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô khổ qua rừng để dùng dần.
  • Cách bảo quản: Tùy vào trạng tươi hay khô của khổ qua rừng mà người ta lại có những cách bảo quản khác nhau. Đối với khổ qua tươi thì chỉ cần rửa sạch rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Còn đối với khổ qua khô thì nên giữ trong túi kín khí, để nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng có thể mang ra phơi lại để phòng ẩm mốc hay mối mọt.

Thành phần dược chất

Là loại đắng nhất trong các loài thực phẩm, khổ qua rừng được các nhà khoa học đánh giá rất cao về các thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Các thành phần chính trong khổ qua rừng phải kể đến như: Triterpenes, protein, steroid, alcaloid, saponin, flavonoid và axit hữu cơ: có khả năng ngăn cản nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh cho cơ thể, chống hình thành khối u, hạ đường huyết rất hiệu quả. Flavonoid cũng là một trong những hoạt chất quan trọng của khổ qua rừng
Ngoài ra khi chiết xuất 100g khổ qua rừng khô các nhà khoa học còn tìm thấy hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Năng lượng, Carbohydrate, Chất béo, Chất béo không no, Protein, Vitamin (A, C, K, E,…), Canxi, Sắt,…

Tác dụng của khổ qua rừng

Là loài cây hoang dại nhưng khổ qua rừng lại được rất nhiều người săn lùng bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang đến. Loài thảo dược này được ví như một vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nhằm phòng và chống những căn bệnh nguy hiểm.

Theo Y học cổ truyền

Mướp đắng rừng có vị đắng, tính mát, không độc giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm khí rất tốt. Có thể sử dụng thảo dược này cho các trường hợp bị mụn nhọt, viêm nhiễm, trúng nắng hoặc sốt đều được. Bạn có thể lấy lá hoặc dây khổ qua rừng đem đun hoặc giã lấy nước uống để hạ sốt. Hoặc dùng dây khổ qua giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị mụn để tiêu viêm.
Ngoài ra thảo dược này còn được dân gian truyền tai nhau với công dụng giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, tinh thần sáng khoải.
Một số địa phương còn mướp đắng rừng để chữa bệnh gan, viêm họng, tiểu đường rất tốt.
Việc dùng khổ qua rừng để chế biến các món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng là cách chữa bệnh được nhiều nơi áp dụng.

Theo Y học hiện đại

Ngoài Y học cổ truyền, khổ qua rừng còn được các chuyên gia, nhà khoa học y học hiện đại đánh giá là thảo dược đặc biệt tốt cho sức khỏe con người, nhất là những người bị bệnh. Cụ thể:

Các loại vitamin và khoáng chất trong thảo dược này có tác dụng thải độc, làm mát gan nhờ cơ chế chuyển hóa và đưa độc tố đến thận rồi từ từ loại bỏ ra ngoài nhanh chóng. Nhờ đó mà giúp tăng cường chức năng cho gan, hạn men gan xuống mức an toàn và ngăn chặn sự phát triển của các virus viêm gan B, C.
Một vài nghiên cứu khoa học cũng cho thấy các hoạt chất trong khổ qua rừng có khả năng kích hoạt một số enzyme vận chuyển glucose từ máu đến tế bào. Từ đó giúp hạ và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết ở những người tiểu đường.
Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy khả năng ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, kìm hãm sự phát triển của các gốc tự do, khắc phục hiệu quả các vấn đề về tim.
Với hàm lượng vitamin C và B dồi dào, khổ qua rừng là một trong những thảo dược giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa và đẩy lùi hiệu quả các tế bào gây ung thư. Khổ qua rừng có khả năng hạ và ổn định đường huyết.

Khả năng trị các bệnh nguy hiểm của khổ qua rừng:

Với công dụng tốt cho sức khỏe được cả Tây Y và Đông Y thừa nhận, khổ qua rừng thường được dùng để điều trị các căn bệnh sau:

Điều trị bệnh các bệnh về gan
Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc khổ qua rừng chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua khi nói những vị thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả. Không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của gan, hạ men gan mà thảo dược này còn giúp ngăn chặn và tiêu diệt các loại virus viêm gan B, C. Đây chính là lý do mà khổ qua rừng thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc trị bệnh gan cổ xưa.

Theo các chuyên gia ngoại trừ trường hợp men gan thấp còn tất cả các trường hợp liên quan đến gan như: nóng gan, suy giảm chức năng gan, men gan cao, viêm gan B, xơ gan hoặc người uống rượu bia nhiều đều có thể sử dụng nước khổ qua để cải thiện.

Điều trị bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, nước khổ qua rừng có tác dụng ổn định tuần hoàn máu, giúp tim hoạt động bình thường. Vì vậy rất thích hợp để điều trị các bệnh về tim như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến, hồi hộp, tim đập nhanh,…

Các hoạt chất trong thảo dược này khi vào cơ thể đóng vai trò như lá chắn giúp bảo vệ tim khỏi các tác nhân gây hại, giúp sức khỏe tim mạch luôn được ổn định.

Khổ qua rừng điều trị bệnh gout
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout là sự dư thừa axit uric trong máu. Trong khi đó, các hoạt chất trong khổ qua rừng lại có tác dụng hòa tan, tiêu giảm lượng acid tích tụ trong khớp tay, chân, đầu gối… Từ đó giúp ức chế quá trình tích tụ và hình thành lên các hạt tophi gây sưng, nóng, đỏ, đau cho người bệnh.

Vì vậy nếu đang gặp các triệu chứng khó chịu về căn bệnh xương khớp này bạn có thể tham khảo một số bài thuốc hoặc viên uống có chiết xuất từ khổ qua rừng để điều trị.

Điều trị bệnh tiểu đường
Chữa bệnh tiểu đường là một trong những công dụng nổi bật của khổ qua rừng. Thảo dược này được ví như “tiên dược” với những người có đường huyết cao bởi khả năng phân giải lượng đường dư thừa, chuyển hóa thành năng lượng. Từ đó giúp người bệnh hạ và ổn định đường huyết lâu dài.

Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của loài cây này trên động vật. Kết quả cho thấy sau 2-3 tháng dùng khổ qua rừng đường huyết giảm đến bất ngờ. Chính vì thế ngày nay, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên bổ sung thường xuyên thảo dược này trong thực đơn dinh dưỡng của mình.

Điều trị bệnh cao huyết áp, mỡ máu
Nếu đang bị cao huyết áp hoặc mỡ máu bạn có thể tìm đến các bài thuốc chữa bệnh từ khổ qua rừng. Chỉ cần kiên trì uống trong vòng một tháng các triệu chứng của huyết áp cao như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… sẽ cải thiện rõ rệt.

Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra các hoạt chất trong khổ qua rừng có khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm tình trạng mỡ trong máu, giúp điều trị mỡ máu khá tốt. Tuy nhiên riêng đối với bệnh này bạn cần phải kiên trì dùng liên tục trong vòng từ 3-4 tháng mới thấy hiệu quả.

Điều trị bệnh ung thư
Người xưa có câu “thuốc đắng dã tật” thuốc càng đắng, chữa bệnh càng hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học thì protein trong khổ qua rừng có tác dụng tương tự như hoạt chất Alkaloid. Tác dụng giúp tăng cường chức năng nuốt thực bào, giảm kích thước của các khối u, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, đồng thời tiêu diệt chúng một cách nhanh nhất.

Ngoài ra với lượng vitamin C cực cao, thảo dược này còn giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư. Vitamin B1 trong khổ qua rừng thường được chỉ định để điều trị ung thưVitamin B1 trong khổ qua rừng thường được chỉ định thêm khi điều trị ung thư.
Chữa bệnh xơ vữa động mạch
Các hoạt chất Charantin trong khổ qua có tác dụng giảm Cholesterol, phá vỡ các mảng bám trên thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế xơ vữa động mạch. Từ đó ngăn chặn hiệu quả chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến do tắc nghẽn mạch máu.

Đó là lý do vì sao những người bị xơ vữa động mạch do huyết áp hoặc tiểu đường thường được khuyên dùng khổ qua thường xuyên.

Chữa trị bệnh mất ngủ
Công dụng điều trị chứng mất ngủ từ khổ qua rừng có lẽ còn khá xa lạ với rất nhiều người. Nhưng đây lại là bài thuốc mang lại hiệu quả khá cao. Bạn chỉ cần dùng 1 tách trà khổ qua vào trước khi đi ngủ sẽ giúp vào giấc dễ dàng hơn.

Điều trị bệnh béo phì
Với công dụng giảm mỡ máu, tiêu hao năng lượng dư thừa hiệu quả khổ qua rừng thường được sử dụng để điều trị bệnh béo phì, giảm cân hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể đưa loại thảo dược này vào trong thực đơn chính cho các bữa ăn của mình để cải thiện vóc dáng nhanh nhất.

Điều trị mụn nhọt, làm đẹp da
Đây chắc chắn là công dụng được mong chờ nhất của khổ qua rừng đối với chị em phụ nữ. Nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, việc ăn khổ qua thường xuyên sẽ giúp chị em cải thiện đáng kể làn da của mình. Nhất là chị em phụ nữ qua tuổi 30, làn da bắt đầu lão hóa.

Ngoài ra, thảo dược này còn chứa vitamin C giúp chống viêm, sát khuẩn cực tốt, tiêu diệt nhanh chóng các ổ vi khuẩn ở lỗ chân lông, làm sạch da, ngừa mụn và thâm nám hiệu quả. Đây là lý do mà hiện nay các loại mặt nạ khổ qua rừng đang cực kỳ thịnh hành trên thị trường.

Hướng dẫn sử dụng khổ qua rừng đúng cách

Có rất nhiều cách sử dụng khổ qua rừng khác nhau. Tuy nhiên tùy vào mục đích cũng như sở thích mà mỗi người có thể tự chọn cho mình cách sử dụng phù hợp. Dưới đây là một vài cách dùng khổ qua rừng được nhiều người áp dụng và đánh giá cao.

Chế biến món ăn từ quả tươi

Khổ qua rừng có thể dùng để chế biến thành các món ăn thơm ngon, hấp dẫn như khổ qua trồng tại nhà. Nhiều người đánh giá khổ qua trên rừng mang đến cảm giác giòn ngon kèm vị đắng đặc trưng so với khổ qua nhà trồng.

+ Phần lá và ngọn non của khổ qua có thể dùng để làm món luộc, xào, hoặc nấu canh với thịt viên, chả cá tươi đều rất thơm ngon.
+ Riêng phần quả của khổ qua trước khi chế biến các món ăn cần phải làm sạch ruột. Sau đó bạn có thể bổ đôi quả để nhồi thịt hoặc thái nhỏ để xào trứng, thịt lợn,… đây đều là những món ăn ngon miệng, được nhiều gia đình ưa thích.
+ Người ta có thể dùng khổ qua rừng để chế biến các món ăn hấp dẫn.

Điều trị các bệnh hiệu quả từ trái khô

  • Hãm trà: Mỗi lần dùng chỉ lấy 2-3 lát mỏng đem hãm với nước sôi để uống. Có thể cho thêm 1 thìa mật ong nhỏ để giảm bớt vị đắng và tăng hương vị cho món trà. Ngoài việc dùng quả khổ qua, người ta còn dùng thân hoặc lá khổ qua để hãm trà chữa bệnh đều được.
  • Sắc nước: Nếu không thích hãm trà bạn có thể dùng thảo dược này kết hợp với một số vị thuốc khác để sắc nước rồi uống. Nhờ sự bổ trợ của các vị thuốc liên quan mà khổ qua sẽ phát huy được hết công dụng.
  • Giã nhuyễn đắp lên vết thương: Đây cũng là một trong những cách sử dụng khổ qua rừng được nhiều áp dụng nhằm trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như: mụn nhọt, ngứa do nóng trong,… Chỉ cần nhã nát khổ qua rừng (hoặc bã của trái khô) rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn trong vài ngày liên tiếp là bạn sẽ thấy tình trạng mụn cải thiện rõ rệt.

Đối tượng sử dụng và không nên sử dụng khổ qua rừng

Cũng giống như phần lớn các vị thuốc khác, không phải ai cũng có thể sử dụng được khổ qua rừng để trị bệnh. Bởi với một số đối tượng thảo dược này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Đối tượng nên dùng:

  • Người bị nóng trong người, bị mụn nhọt hay nhiệt miệng.
  • Người bị béo phì hoặc đang có ý định giảm cân.
  • Người bị các bệnh về gan như: viêm gan, nóng gan, gan nhiễm mỡ.
  • Người bị tiểu đường hoặc huyết áp cao cũng có thể sử dụng khổ qua rừng.
  • Những người gặp vấn đề về tim, xơ vữa động mạch có thể dùng với liều lượng cho phép.
  • Ngoài ra thảo dược này còn có thể dùng cho những người muốn tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh ung thư.

Đối tượng không nên dùng:

  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và người huyết áp thấp tuyệt đối không nên sử dụng thảo dược này.
  • Ngoài ra nếu bạn đang có ý định mang thai cũng nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đặt hàng trực tiếp

Hotline 1: 0935 690 890

Hotline 2: 0365 690 890

Fanpage: Sâm Tuấn Hằng

Youtube: Sâm Tuấn Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0935690890