Thông tin chi tiết nhất về nguồn gốc, thành phần dược tính, Sâm Ngọc Linh ( Panax Vietnamensis )

Sâm Ngọc Linh
5/5 - (1 bình chọn)

Sâm Ngọc Linh ( danh pháp khoa học: Panax Vietnamensis)  là một loài thảo dược quý hiếm thuộc họ Cuồng (Araliaceae), là loài nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.

Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: cây thuốc Dấu, củ Ngải Rọm Con, sâm  Trúc, sâm K5, sâm Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh phân bố ở độ cao từ 1200 đến 2500m, dưới tán rừng nguyên sinh núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay đã xác định được thân rễ và rễ củ sâm Việt Nam chứa 52 Saponin Triterpen trong đó có 26 Saponin với tổng số hàm lượng là 10,82%. So với 3 loài sâm quý nhất thế giới thì sâm Hàn Quốc ( Korean ginseng) chỉ có 26 Saponin với tổng hàm lượng là 3,52%. Sâm Bắc Mỹ ( American ginseng) chỉ có 14 Saponin với hàm lượng 3,83%.

Sâm Trung Quốc  (Himalayan ginseng) có 23 Saponin với hàm lượng 4,87%. (Saponin triterpen là thành phần hóa học quan trọng nhất quyết định chất lượng dược tính của nhân sâm).

Ngoài thành phần saponin quý hiếm, Sâm Ngọc Linh còn chứa: 7 hợp chất polyacetylen có tính kháng khuẩn và phòng chống ung thư. 17 acid béo đặc biệt là acid béo không no như: Oleic , Linoleic, Linolenic.  và 18 acid amin trong đó 8 acidamin cần thiết cho cơ thể và các acid amin chống lão hóa tế bào có tỷ lệ rất cao và còn chứa 20 nguyên tố đa vi lượng.

Như vậy Sâm Ngọc Linh Việt Nam không chỉ có hàm lượng saponin tương tự với một số dòng sâm quý đã từng được nghiên cứu và sử dụng trên thế giới mà còn cao hơn rất nhiều.

Hợp chất hóa dược đa dạng và tác dụng thực tế với sức khỏe con người khiến Sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá rất cao.

Nội dung

Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Nguồn gốc:

  • Trước khi được các nhà khoa học phát hiện, Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào Xê Đăng sử dụng để: bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, chữa yếu sinh lý cho nam giới, gia tăng sức đề kháng, chữa nhiều loại bệnh theo phương pháp bí truyền. Và người Xê Đăng gọi sâm Ngọc Linh là “cây thuốc Giấu” hay “củ Ngải Rọm Con“. Trong kháng chiến chống quân xâm lược, nhiều bộ đội của ta bị thương, sức khỏe rất yếu đã được đồng bào Xê Đăng sử dụng “cây thuốc Giấu” để chữa trị và hiệu quả hồi phục lấy lại thể lực rất nhanh. Căn cứ vào thực tế đó nghành dược Quân Khu 5 quyết định tìm ra loài cây quý này để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân.

Lịch sử phát triển:

  • Năm 1973, đoàn điều tra dược liệu Ban Dân Y khu 5 do dược sỹ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn đã phát hiện một loài Panax mọc thành quần thể ở độ cao 1800m tại vùng Đăk Lây huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, củ sâm có nhiều đốt giống đốt trúc nên được đặt tên là ” Sâm Đốt Trúc”, sâm K5 với tên khoa học sơ bộ xác định là Panax articulatus L., họ nhân sâm ( Araliaceae).
  • Năm 1974, qua báo cáo của dược sỹ Nguyễn Thới Thâm và kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học cây sâm K5 so với sâm Triều Tiên và sâm Tam Thất, Khu ủy khu 5 đã cho bảo vệ chặt chẽ vùng sâm này và cũng từ đấy sâm K5 được sử dụng để tăng cường sức khỏe và chữa bệnh cho các thương bệnh binh, cán bộ và nhân dân.
  • Sau hơn 30 năm, sâm K5 còn gọi là sâm Ngọc Linh hay sâm Việt Nam, một loại sâm đặc hữu của vùng Trung Trung bộ nước ta đã được thế giới biết đến với tên khoa học Panax Vietnamensis Ha et Grushv ( Dung và Grushvisky, 1985) và là loài sâm có dược tính cao nhất chứa tới ” 52 loại saponin triterpen” và cũng là loại sâm có hàm lượng saponin cao nhất 10,82%.

Hình thái thực vật

  • Sâm Ngọc Linh là loài cây thân thảo sống lâu năm có thể trên 100 năm và phát triển rất chậm. Thân rễ có sẹo và các đốt do thân khí rụng hàng năm để lại, cây cao khoảng 40-100cm. Loài sâm này bắt đầu xuất hiện từ độ cao 1200m so với mực nước biển và cây phát triển thành quần thể ở độ cao 1700-2000m. Cây thích hợp với độ ẩm cao khoảng 80%, đất nhiều mùn hữu cơ, nhiệt độ ban ngày 20°C-25°C ban đêm 15°C-18°C, dưới tán rừng rậm nguyên sinh.

Thân rễ: 

  • Thân rễ nạc, mang nhiều rễ con và những vết nhăn dọc, mùi thơm nhẹ và có vị đắng nhưng hơi ngọt. Đường kính thân rễ sâm Ngọc Linh từ 1-3,5cm, chiều dài tùy theo số năm sinh trưởng (đã phát hiện ra cây khoảng 82 năm tuổi có rễ, củ và thân rễ dài hơn nửa mét, đường kính 1-2cm), màu vàng nhạt hay vàng đất, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí lụi hàng năm để lại, các vết sẹo xuất hiện theo hình zích zắc, mỗi vết sẹo tương ứng 01 năm tuổi.
  • Vậy căn cứ để tính tuổi của sâm Ngọc Linh là ta đếm số mắt hai bên củ sâm. Phải ít nhất 3 năm tuổi thì trên thân rễ mới có 1 sẹo do sau 3 năm đầu sâm mới rụng lá. Và chỉ thu hoạch sâm Ngoc Linh khi đạt ít nhất 5 năm tuổi và mùa đông là mùa thu hoạch tốt nhất.

Rễ củ:

  • Rễ củ nằm ở cuối thân rễ, dạng con quay, hình trụ, đôi khi có dạng hình người ( vậy nên gọi là nhân sâm), màu vàng nhạt, mang nhiều rễ con và có vân ngang. Cây sâm trồng có rễ củ phát triển hơn và thường có 3 dạng: dạng con quay, dạng củ cà rốt và phổ biến nhất là dạng một bó củ, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt giữa sâm Linh rừng và sâm Ngọc Linh trồng. Thân rễ và rễ củ lượng saponin toàn phần chiếm 15,75%.

Thân:

  • Thân cây sâm Ngọc Linh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm. Vào tháng 10 hàng năm, phần thân khí này sẽ bị lụi đi để lại một vết sẹo và cây sâm bắt đầu giai đoạn ngủ đông đến tháng 12. Vào tháng 1 năm sau, củ sâm sẽ lên chồi mới, chồi mới này mọc đối với vết sẹo cũ. Nên trên củ sâm sẽ xuất hiện các vết sẹo theo hình zích zắc, mỗi vết sẹo được tính là 01 năm tuổi.

Lá:

  • Sâm Ngọc Linh có lá kép hình chân vịt, mọc ở đỉnh thân. Cuống lá kép dài 2-12cm, mỗi lá kép thường có 5 lá chét , mép lá khía răng cưa, đầu lá nhọn. Gân lá hình lông chim thường có 10 cặp, gân phụ hình mạng. Phiến lá màu xanh lục, mảnh, dễ rách, có nhiều lông cứng 1-2mm, mặt dưới ít lông hơn mặt trên. Lá và cọng thân chứa lượng saponin toàn phần 9,0-12,66%.

Hoa:

  • Mùa hoa thay đổi theo vùng nhưng thường từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, cây sẽ nở hoa và kết quả. Hoa sâm Ngọc Linh dạng cụm, thường xuất hiện ở cây có 3 lá kép trở lên. Mỗi cụm hoa có 50-120 hoa, cuống hoa ngắn 1-1,5cm. Hoa màu vàng lục nhạt, đường kính 3-4mm, gồm 5 lá đài hợp thành hình chuông, 5 cánh hoa, 5 nhị màu trắng. Bao phấn hình xoan, đính lưng, đĩa hoa hơi lồi. Bầu cao 1-1,5mm, có hai lá noãn, nhưng thường chỉ có 1 lá noãn phát triển.

Quả:

  • Mùa quả Sâm Ngọc Linh bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9, quả mọc tập trung ở tâm của tán lá. Quả dạng hạch, kích thước khoảng 0,5×0,8x1cm, sau hai tháng quả bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thấm, vàng lục quả mọng , khi chín chuyển sang màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi cây sâm Ngọc Linh có từ 10 đến 30 quả, mỗi quả có 01 hạt. Ở triền phía đông của núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam, mùa ra hoa kết quả có thể chậm hơn 01 tháng so với các vùng ở triền tây thuộc tỉnh Kon Tum.

Tổng kết:

Vào đầu tháng 1 hàng năm cây sâm Ngọc Linh sẽ ra chồi mới (chồi mới này mọc zích zắc với vết sẹo do chồi cũ lụi tàn – nên các mắt sâm sẽ nằm so le với nhau), đến tháng 4-6 cây sẽ ra hoa và kết quả, tháng 7-9 quả sẽ già và chín chuyển sang màu đỏ cam có chấm đen, cuối tháng 10 phần thân khí sẽ lụi dần để lại 01 vết sẹo ở đầu củ sâm và cây sẽ bắt đầu giai đoạn ngủ đông đến hết tháng 12. Chúng ta căn cứ vào việc đếm số sẹo sẽ xác định được tuổi của củ sâm và tính so le zích zắc của mắt sẹo để phân biệt Sâm Ngọc Linh với sâm Vũ Diệp, cây Tam Thất. Mùa đông là mùa thu hoạch sâm Ngọc Linh tốt nhất và chỉ thu hoạch những cây đạt 05 tuổi trở nên.

Thành phần hợp chất saponin trong thân rễ và thân củ:

  • Hợp chất saponin được xem là thành phần hoạt chất chủ yếu của cây sâm Ngọc Linh cũng như các loài sâm khác trên thế giới. Khi phân tích hợp chất hóa học trong thân rễ và thân củ cho thấy có đến 52 loại saponin khác nhau chiến 15,75%, trong đó 26 loại đã biết ( sâm Hàn Quốc có khoảng 26 saponin) và 26 loại saponin có cấu trúc mới được đặt tên là Vina-ginsenoside (VG) -R1 đến -R25 và 20-O-Me-G-Rh1. Sâm Bắc Mỹ ( American ginseng) chỉ có 14 Saponin, sâm Trung Quốc  (Himalayan ginseng) có 23 Saponin. Các saponin dammanran được xem là hoạt chất quyết định cho các tác dụng sinh học có giá trị của sâm Hàn Quốc (Korean ginseng) cũng chiếm một tỷ lệ rất cao về hàm lượng và số lượng trong thành phần hợp chất saponin của sâm Ngọc Linh.

Thành phần saponin trong thân và lá:

  • Có 19 saponin dammanran đã được phân lập từ phần thân và lá của sâm Ngọc Linh, bao gồm 11 loại saponin đã biết và 08 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là Vina-ginsenoside -L1 đến -L8. Hàm lượng saponin trong lá và thân chiếm 9,0 đến 12,66%. Như vậy không chỉ củ sâm Ngọc Linh rất tốt mà phần thân và lá của sâm Ngọc Linh cũng tuyệt vời với sức khỏe của con người.

Các thành phần khác:

  • Polyacetylene: 7 hợp chất polyacetylene đã được phân lập ở giai đoạn ít phân cực từ phần thân rễ và thân củ của cây sâm Ngọc Linh.
  • Acid béo: 17 acid béo từ 8-20 cacbon, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là axit linoleic (40,04%), acid palmitic (29,62%), acid oleic (13,26%), acid stearic (4,48%) và acid linolenic (2,61%).
  • Acid amin: 18 acid amin đã được xác định, thành phần nay bao gồm đủ 8 acid amin cần thiết cho cơ thể, một số acid amin tỷ lệ rất cao như arginine 46,66%, Lysine 17,90% và tryptophan 10,20% đã được xác định có tính chống lão hóa tế bào.
  • Các nguyên tố vi lượng và đa lượng: 20 nguyên tố đa vi lượng đã được xác định trong phần thân rễ và thân củ của cây sâm Ngọc Linh như K, Na, Mg, Mn, Cu, Fe, Co, Zn, Se…

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh

Cách Đồng Bào Xê Đăng sử dụng Sâm Ngọc Linh

  • Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh thì Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào Xê Đăng dùng trong bài thuốc cổ truyền để; tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, tăng cường thể lực khi đi rừng, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống sốt rét, cầm máu, giúp vết thương nhanh chóng bình phục, đau bụng ( các nhân sâm khác khi đau bụng uống vào thì chết), phù thũng,.. 

Trong y học hiện đại nhân sâm thể hiện các tác dụng: 

  • Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới: cải thiện các triệu chứng rối loạn cương dương, yếu sinh lý. Việc bổ sung sâm Ngọc Linh tác động đến chất lượng của hoạt động quan hệ tình dục, giúp người sử dụng thỏa mãn qua việc: Tăng cường lưu thông khí huyết, tăng lưu lượng máu đến dương vật giúp việc cương cứng tốt hơn. Dược tính của sâm Ngọc Linh tác động lên trí não làm tăng ham muốn tình dục. Ngoài ra khi sử dụng sâm Ngọc Linh, giúp tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi nên thời gian quan hệ cũng lâu hơn và mạnh mẽ hơn.
  • Hạ đường huyết cho người bị đái tháo đường: Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính nghiêm trọng. Đại diện cho hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hormon insullin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại tử chi,… Sử dụng sâm Ngọc Linh hàng ngày có lợi cho việc bình thường hóa lượng đường trong máu, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất insulin và có tác dụng tích cực ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Tác dụng chống ung thư:  Ginsenosides (Rh2, Rg3) trong nhân sâm ( sâm Ngọc Linh hàm lượng rất cao) dường như điều chỉnh tình trạng viêm, cung cấp sự bảo vệ chống oxi hóa  và duy trì sức khỏe của các tế bào, có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn.
  • Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: sâm Ngọc Linh liều thấp có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng hoạt động vận động và trí nhớ, nhưng liều cao lại ức chế thần kinh.
  • Tác dụng chống trầm cảm: sâm Ngọc Linh có tác dụng chống trầm cảm ở liềuuống một lần 200 mg/kg hoặc liều 50 – 100 mg/kg dùng trong 7 ngày ở chuột trắng; majonosid-R2 tiêm màng bụng có tác dụng chống trầm cảm ở cả 3 liều 3,1; 6,2 và 12,5 mg/kg. [theo Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2007].
  • Tác dụng tăng sinh lực: Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng sinh lực trong thí nghiệm chuột bơi, làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp phục hồi sức lực. [theo Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2007].
  • Tác dụng sinh thích ứng (adaptogenesis): Trong stress vật lý, cho chuột trắng uống sâm Ngọc Linh liều 100 mg/kg có tác dụng làm tăng khả năng chịu đựng của chuột đối với nhiệt độ cao (37 – 42oC) và nhiệt độ thấp (-5 oC), làm kéo dài thời gian sống thêm của chuột thí nghiệm. Trong stress cô lập, chuột trắng được nuôi riêng từng con trong 4 tuần, thời gian ngủ khi tiêm natri barbital giảm đi 30%. Sâm Ngọc Linh liều uống 50 – 200mg/kg hoặc hoạt chất majonosid-R2 tiêm màng bụng liều 3,1 – 12,5 mg/kg làm cho thời gian ngủ trở lại bình thường. [theo Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương, sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2007].
  • Tác dụng chống oxy hóa: Trên thí nghiệm in vivo dùng dịch nổi của mô não, gan và phân đoạn vi thể gan của chuột trắng, saponin sâm Ngọc Linh ở nồng độ 0,05 – 0,5 mg/kg có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự hình thành MDA (malonyldialdehyde) là sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid màng sinh học. [theo K. Yobimoto, K. Matsumoto, N.T.T. Huong, R. Kasai, K. Yamasaki H.Watanabe, Suppressive effects of Vietnamese ginseng saponin and its major component majonoside–R2 on psychological stress–induced enhancement of lipid peroxidation in the mouse brain, Pharmacology Biochemistry and Behavior, 2000, 66(3), 661-665.].
  • Tác dụng kích thích miễn dịch: Bột chiết sâm Ngọc Linh liều uống 500 mg/kg và majonosid-R2 tiêm trong màng bụng có tác dụng làm tăng chỉ số thực bào trong thí nghiệm in vitro và in vivo ở chuột trắng. Dùng liều E. coli gây chết chuột trắng. Nếu kết hợp dùng sâm và majonosid-R2 với liều như trên sẽ làm tăng tỷ lệ chuột sống sót. Có lẽ do thuốc có tác dụng làm tăng đại thực bào đối với E. coli. [ theo K. Yobimoto, K. Matsumoto, N.T.T. Huong, R. Kasai, K. Yamasaki H.Watanabe, Suppressive effects of Vietnamese ginseng saponin and its major component majonoside–R2 on psychological stress–induced enhancement of lipid peroxidation in the mouse brain, Pharmacology Biochemistry and Behavior, 2000, 66(3), 661-665.].
  • Tác dụng phục hồi máu: Trong thí nghiệm làm giảm hồng cầu và bạch cầu ở động vật thí nghiệm, sâm Ngọc Linh có tác dụng làm phục hồi số lượng hồng cầu và bạch cầu đã bị giảm. [theo Vũ Thị Hiền, Vũ Quốc Luận, Nguyễn Phúc Huy, Nguyễn Bá Nam, Bùi Văn Thế Vinh, Thái Xuân Du, Dương Tấn Nhựt. 2014. Phát sinh phôi trực tiếp từ lá, cuống lá và thân rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Tạp chí Sinh học, 36(1SE): 277-282.].
  • Tác dụng dược lý khác: Tăng lực, hồi phục sức; thể hiện tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương, cải thiện trí nhớ, chống stress, giảm lo âu và chống trầm cảm; chống oxi hóa và chống lão hóa; bảo vệ gan; điều hòa miễn dịch; chống ung thư, hạ đường huyết; giảm đau, giải độc. [theo Vũ Thị Hiền, Vũ Quốc Luận, Nguyễn Phúc Huy, Nguyễn Bá Nam, Bùi Văn Thế Vinh, Thái Xuân Du, Dương Tấn Nhựt. 2014. Phát sinh phôi trực tiếp từ lá, cuống lá và thân rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Tạp chí Sinh học, 36(1SE): 277-282].

Sâm Ngọc Linh có độc không

Rễ và thân rễ

  • Độc tính cấp: động vật thử nghiệm được cho uống với liều tối đa có thể bơm được qua kim nhưng không gây chết sau 72 giờ quan sát Dmax là 34 g/kg thể trọng (bột chiết sâm Ngọc Linh) và 10,6 g/kg thể trọng (saponin toàn phần sâm Ngọc Linh). Do đó không thể xác định được LD50 đường uống của sâm Ngọc Linh (LD50: liều làm chết 50% số động vật thử nghiệm trong điều kiện nhất định).
  • Độc tính bán trường diễn: sâm Ngọc Linh thể hiện độ an toàn khi sử dụng dài ngày. Ở các liều uống tương đương với 1/10, 1/20 và 1/40 của Dmax sau một tháng sử dụng, bột chiết sâm Ngọc Linh không làm thay đổi về mặt sinh học các chỉ tiêu về huyết học và sinh hoá gan, thận so với lô đối chứng uống nước cất.

Thân và lá

  • Liều tối đa của cao chiết lá sâm có thể bơm được qua kim mà không gây chết chuột sau 72 giờ quan sát Dmax là 30 g/kg thể trọng chuột và không xác định được LD50. Liều Dmax của cao chiết lá sâm tương đương với Dmax của bột chiết rễ sâm. Những nghiên cứu trên cho thấy, sâm Ngọc Linh không chỉ thể hiện các tác dụng tiêu biểu của họ Araliaceae mà còn thể hiện một số tác dụng đặc hữu so với sâm Triều Tiên và một số loài sâm khác như tác dụng giải lo âu, tác dụng chống trầm cảm, tác dụng chống oxy hoá,… Majonoside-R2, hợp chất có hàm lượng cao nhất trong sâm Ngọc Linh được xác định là một hoạt chất quan trọng quyết định những tác dụng dược lý đặc hiệu của sâm Ngọc Linh. Có thể khẳng định, sâm Ngọc Linh là một loài dược liệu quý không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới, cần được bảo tồn và nhân giống. Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nhân giống cũng như sinh khối
    sâm Ngọc Linh là một hướng phát triển đầy triển vọng và rất đáng quan tâm.

Giá trị kinh tế của sâm Ngọc Linh

  • Các công trình nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy, sâm Ngọc Linh có những tác dụng rất giống Nhân sâm. Gần đây, các thử nghiệm dược lý cho thấy majonosid-R2, saponin chủ yếu của sâm Ngọc Linh, có tác dụng chống stress và là một chất xúc tiến chống ung thư quan trọng. Ngoài ra, chúng còn có nhiều tác dụng khác như kích thích hoạt động thần kinh và trí nhớ ở liều thấp, chống trầm cảm, tăng sinh lực, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, tác dụng phục hồi máu, tăng cường nội tiết tố sinh dục, điều hòa hoạt động của tim, hạ đường huyết, tác dụng chống tăng cholesterol máu, tác dụng bảo vệ gan khỏi các yếu tố gây độc . Theo số liệu phỏng vấn và kết quả điều tra cho thấy 1 kg sâm tươi hiện nay có giá trên 70 triệu đồng, những củ to lâu năm có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ nếu trồng 1 ha sâm sau 8 năm sẽ thu lợi nhuận đến 70 tỷ đồng/ha.

Lưu ý:

  • Theo các kết quả nghiên cứu khoa học thì công dụng của Sâm Ngọc Linh có thể sử dụng dài ngày và không có độc tính. Các tác dụng phụ của SNL cũng chưa được phát hiện nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng liên tục để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên:
    • Phụ nữ đang mang thai không được ăn vì sẽ gây co bóp tử cung dẫn đến sinh non.
    • Trẻ dưới 15 tuổi không nên sử dụng để tránh dậy thì sớm. Trẻ thấp còi suy sinh dưỡng nên hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng trước khi dùng.
    • Ung thư giai đoạn cuối có thể sử dụng sâm Ngọc Linh tươi 35-40g/ngày hoặc 10g khô/ngày để giảm đau. Hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau thông thường, kể cả nhóm opiat. Khi dùng sâm, không cần phải dùng morphine nữa và giúp sức khoẻ cải thiện lên rất nhiều.
    • Người bị cao huyết áp khi sử dụng sâm Ngọc Linh có thể làm tăng huyết áp. Khi ấy bạn giảm liều lượng hoặc giãn cách thời gian dùng để đạt hiệu quả cao nhất mà không ảnh hưởng tới huyết áp.
    • Các bạn nên dùng sâm vào sáng sớm để cơ thể hấp thụ được tốt nhất. 
  • Từ xưa đến giờ, sách đông y vẫn viết đau bụng mà dùng nhân sâm thì tắc tử. Nhưng người đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh vẫn sử dụng sâm Ngọc Linh để chữa đau bụng. Có lẽ do có nhiều saponin quý mà các nhân sâm khác không có nên công dụng của sâm Ngọc Linh cũng đa dạng hơn.

 

Đặt hàng trực tiếp

Hotline 1: 0935 690 890

Hotline 2: 0365 690 890

Fanpage: Sâm Tuấn Hằng

Youtube: Sâm Tuấn Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0935690890