5 cách phân biệt sâm Ngọc Linh với sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu
3/5 - (2 bình chọn)

Sâm Lai Châu là một loài sâm mới được phát hiên, thuộc dòng tiết trúc nhân sâm và ít được biết đến ở Việt Nam. TS. Phan Kế Long và nnk xác định tên khoa học P. vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai.

Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Thân rễ, rễ củ và rễ con dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà có tác dụng an thần, kích thích tiêu hóa

Sâm Lai Châu
Sâm trồng tại dãy núi Pu Si Lung

Nội dung

Sâm Lai Châu mọc ở đâu

Sâm Lai Châu là loài sâm đặc hữu, phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và giáp ranh huyện Mường Tè (Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ) giáp biên với Trung Quốc và dãy Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ ( Nậm Tăm, Pu Sam Cáp) và Tam Đường ( Khun Há, Bản Giang, Hồ Thầu), tỉnh Lai Châu. Ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng trồng nhiều cây này.

Mô hình trồng sâm Lai Châu
Mô hình trồng sâm Lai Châu dưới tán rừng

Là loại cây ưa bóng, ưa ẩm và mọc dưới tán rừng nguyên sinh ở độ cao 1400 – 2400m, trên tầng A1 của đất Humic Acrisols (ACu) phong hóa của đá phiến sét và đá silicát, giầu mùn và các chất dinh dưỡng.

Sự khác nhau giữa sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh

Sâm Lai Châu ( Panax Vietnamensis var. fuscidiscus) và Sâm Ngọc Linh ( Panax Vietnamensis Ha et Grush) cùng thuộc họ Tiết Trúc Nhân Sâm:

  • Cuống hoa mọc từ giữa thân dài từ 8-10cm. Cụm hoa hình cầu, bán kính 3-4 cm, hoa 5 cánh màu vàng nhạt.
  • Quả dạng hạch, khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ cam, với 1 chấm đen không đều ở đỉnh quả.

Quả sâm Lai Châu

  • Lá hình mũi mác, mọc vòng, thường là 5 lá, (đôi khi 4-6 lá) mép lá có răng cưa, hai mặt có lông mảnh và cứng.
  • Củ gồm ba phần: thân rễ, rễ củ và rễ con. Khi nhai thì đều có vị đắng nhưng hậu ngọt.

Sâm Ngọc Linh - Trà Linh - Nam Trà My

sâm Lai Châu hàng nhỏ

Mặc dù có nhiều điểm chung thì người sành sâm vẫn có thể phân biệt được dựa vào những khác biệt sau:

Phần trên mặt đất:

  • Điểm khác nhau nhỏ về hình thái giữa hai loài này là đĩa mật của hoa sâm Lai Châu có màu tím trong khi đĩa mật của hoa sâm Ngọc Linh có màu nhạt hơn. Mùa Hoa cũng muộn hơn sâm Ngọc Linh từ 1 – 2 tháng.
  • Chiều cao trung bình của sâm tại Lai Châu cao hơn sâm Ngọc Linh và phần thân khí cũng to hơn. Lá dài hơn lá sâm Ngọc Linh.
Sâm Lai Châu rừng
Củ sâm Lai Châu được tìm thấy mọc tự nhiên dưới tán rừng già
sâm Ngọc Linh Trà Linh
Sâm Ngọc Linh rừng – nóc Tăk Ngo thôn 2 – Trà Linh – Nam Trà My
  • Khi nhai thì lá sâm Ngọc Linh có hậu ngọt hơn và thơm hơn.

Phần dưới mặt đất:

Thân rễ sâm tại Lai Châu thường ngắn có màu xanh, phần rễ củ màu vàng nhạt ( hơi trắng) phát triển có xu hướng hình củ cải và to hơn sâm Ngọc Linh. Để mô tả bằng văn bản thì cũng khá dài, bạn hãy xem hình thoái hai loại sẽ có cái nhìn thực tế hơn.

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam
Sâm Ngọc Linh loại 1 củ 1 lạng – trồng tại thôn 2 xã Trà Linh – Nam trà My
sâm Lai Châu
sâm tại Lai Châu loại 1,5 lạng 1 củ

Khi cắt phần thân rễ, thì cả hai loại đều có lõi màu vàng, vòng tím ở bên ngoài. Lát cắt rễ củ sâm Ngọc Linh ( Panax Vietnamensis Ha et Grush) thường có màu vàng tươi trong khi rễ củ sâm Lai Châu ( Panax Vietnamensis var. fuscidiscus) có vòng tròn tím nhạt bên ngoài.

Lát cắt sâm Lai Châu

Sâm Ngọc Linh thái lát

Lưu ý:

  • Để phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu cũng không quá khó, tuy nhiên cũng có những củ sâm  tại Lai Châu rất giống sâm Ngọc Linh, giống đến nỗi những người sành sỏi cũng khó có thể phân biệt được.
Sâm Lai Châu
Sâm Lai Châu trồng tự nhiên dưới tán rừng
  • Và củ sâm tại Lai châu cũng có thành phần saponin Mr2 ( loại saponin đặc trưng của sâm Ngọc Linh). Nên việc kiểm định thông thường cũng không thể phân biệt được hai loại này. Chỉ có thể dùng phương pháp kiểm Gen ADN ở những trung tâm lớn mới có thể phân biệt được chính xác.
  • Khi ngửi thì sâm Ngọc Linh có mùi thơm mát, dễ chịu. Còn sâm Lai Châu thì không được thơm bằng, thậm chí hơi ngái. Khi nhai, sâm Ngọc Lình chắc, giòn sâm hơn và vị không đắng bằng, hậu ngọt và thanh thoát. Cho nên nếu được ăn thì người có kinh nghiêm sẽ phân biệt được chính xác mà không cần tốn tiền và thời gian kiểm định nữa.

Dưới đây là video phân biệt thực tế mà tôi đã làm, cho mọi người có cái nhìn trực quan nhất để phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả:

Đặt hàng trực tiếp

Hotline 1: 0935 690 890

Hotline 2: 0365 690 890

Fanpage: Sâm Tuấn Hằng

Youtube: Sâm Tuấn Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0935690890